Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Với sự tiện dụng, khả năng tiết kiệm thời gian và công sức khi nấu cơm, nồi cơm điện đã trở thành thiết bị điện gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vậy bạn có biết nồi cơm điện có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của nồi ra sao? 
Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện không chỉ giúp bạn dễ dàng sử dụng thiết bị mà còn hỗ trợ được bạn khắc phục một số sự cố khi nồi bị hỏng. Hãy cùng Gia Dụng SATO tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về nồi cơm điện.

cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-cua-noi-com-dien

Nồi cơm điện SATO 18F042

Cấu tạo chung của nồi cơm điện

Nồi cơm điện rất đa dạng về chủng loại, kích thước, kiểu dáng, tuy nhiên về cơ bản nồi cơm điện có cấu tạo chung gồm những bộ phận như sau:

1. Vỏ nồi

Vỏ nồi là phần bọc bên ngoài của nồi thường được làm bằng nhựa hoặc thép không gỉ. Vỏ nồi có vai trò quan trọng trong cấu thành của nồi cơm điện, nhiệm vụ chính của vỏ nồi:

Giúp nhiệt ổn định trong quá trình nấu và giữ ấm tốt hơn sau khi kết thúc quá trình nấu cơm.

Vỏ nồi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các linh kiện bên trong đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vỏ nồi giúp tăng tính thẩm mỹ cho nồi cơm điện.

Nồi cơm điện SATO 18F052

Xem thông tin nồi cơm điện SATO 18F052 Tại đây.

2. Nắp nồi

Nắp nồi có vai trò quan trọng trong quá trình nấu cơm, cơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của nắp nồi. Nắp nồi vừa giúp bảo vệ người sử dụng, vừa đảm bảo giữ nhiệt ổn định trong quá trình nấu cơm.
Nắp nồi có 2 loại: Nắp rời và nắp liền. Nắp rời dễ vệ sinh nhưng lại có nhược điểm làm thoát nhiều hơi nước và giữ nhiệt không tốt bằng nắp liền. Nắp liền khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn và giữ nhiệt tốt hơn.

3. Lòng nồi

Lòng nồi là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến chất lượng cơm. Lòng nồi chất lượng giúp nấu cơm ngon và đảm bảo an toàn cho người dùng. Chức năng chính của lòng nồi là hấp thụ nhiệt từ mâm nhiệt và truyền nhiệt cho thực phẩm, từ đó làm chín thực phẩm.

Lòng nồi chủ yếu được làm từnhôm, gang, gốm ceramic.

Độ dày của lòng nồi càng dày thì càng tốt và bền.

Chống dính của lòng nồi thường được làm từ Teflon, Whitford, kim cương.

4. Bộ phận tạo nhiệt

Bộ phận tạo nhiệt chính là mâm nhiệt. Mâm nhiệt ở đáy không thể thiếu ở mỗi dòng nồi cơm điện. 

Tùy theo cấu hình, công nấu mà nồi cơm điện được chia làm những loại sau:

Nồi cơm điện có 1 mâm nhiệt ở đáy.

Nồi cơm điện có 2 mâm nhiệt ở đáy nồi và xung quanh nồi (Công nghệ nấu 2D).

Nồi cơ 3 mâm nhiệt năm ở đáy nồi, xung quanh và trên nắp nồi (Công nghệ nấu 3D).

5. Bộ phận điều khiển

Bộ phần điều khiển của nồi cơm điện cơ rất đơn giản. Nồi có sử dụng rơ le giúp điều khiển nồi chuyển từ chế độ nấu sang chế độ ủ ấm. Điều khiển của nồi cơ thường là nút bấm hoặc gạt.

Nồi cơm điện tử thì cấu tạo phức tạp hơn, bảng điều khiển được điều khiển bằng mạch điện tử với màn hình hiển thị LCD.

Nồi cơm điện tử SATO 18DT011

Thông tin nồi cơm điện SATO xem Tại đây.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện rất đơn giản, khi bạn cấp điện cho nồi, bộ điều khiển sẽ cấp nhiệt cho mâm nhiệt, điện năng từ mâm nhiệt chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi, từ đó làm nóng gạo và nấu thành cơm.

Trong quá trình nấu, vỏ nồi sẽ giúp giữ nhiệt được ổn định, khi gạo được nấu chín bộ phận điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm và kết thúc quá trình nấu cơm của nồi cơm điện.

Van thoát hơi nước có vai trò giúp điều chỉnh lượng nước và mức áp suất trong nồi, giúp cơm nấu được ngon hơn.

Khi bạn nắm được những thông tin cơ bản của nồi cơm điện bạn sẽ có thể khắc phục được những sự cố đơn giản trong quá trình sử dụng nồi. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Để được tư vấn về sản phẩm nồi cơm điện các bạn có thể liên hệ hotline của Gia Dụng SATO 0989.86.86.87 hoặc truy cập website giadungsato.com.

Bài viết liên quan

Đang gửi....
0 Bình luận
Image comment
Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận bản tin Sato
Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn